Sunday, November 5, 2017

Cách trồng rau mầm súp lơ xanh đơn giản tại nhà

Bạn đã biết cách trồng rau mầm súp lơ xanh chưa? Nếu chưa hãy để hatgiongonline.net hướng dẫn cho các bạn nhé

1. Chọn hạt giống rau mầm súp lơ xanh

Hạt giống rau mầm súp lơ xanh chắc chắn phải là những gói hạt giống còn hạn sử dụng, được mua ở những cửa hàng hạt giống uy tín.

Xử lý hạt giống bằng cách mang ngâm với nước sôi theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh từ 3 đén 4 tiếng.

2. Các bước gieo hạt giống rau mầm súp lơ xanh

Chuẩn bị giá thể bao gồm đất tribat đã được khử sạch mầm bệnh
Rải đất tribat ra chậu trồng, độ dầy đất từ 1cm đến 2cm và sa phẳng bề mặt.
Rải đều hạt giống rau mầm súp lơ xanh lên bề mặt đất tribat, sau đó rải thêm lên một lớp đất mỏng và tưới thêm 2 lần nước nữa bằng bình phun sương.



Chỉ sau 3 ngày hạt giống rau mầm súp lơ xanh đã nảy mầm, lúc này bạn cần đưa giá thể trồng ra nơi có ánh sáng mặt trời. Khi gieo nên chọn vào buổi sáng vì lúc này ánh sáng không quá chói chang.
Khi trồng cần tưới nước thường xuyên để đất luôn giữ được độ ẩm, khi tưới chỉ nên tưới ở dạng phun sương để rau mầm không bị gẫy.


Chỉ sau 5 đến 7 ngày là có thể thu hoạch rau mầm súp lơ xanh. Lúc này, bạn tha hồ mà tận hưởng thành quả của mình nhé.

Monday, October 30, 2017

Cách chăm sóc cải bẹ xanh

Cải bẹ xanh hay còn được biết đến với cái tên là cải bẹ mào gà – món ăn phổ biến của người Việt Nam. Vì vậy, nhiều hộ gia đình đã mua hạt giống cải bẹ mào gà về gieo trồng tại nhà, tuy nhiên không cho năng suất cao. Một trong những nguyên nhân dẫn tới điều đó là do cách chăm sóc không đúng.

Vậy, chăm sóc cải bẹ xanh thế nào cho đúng?

1. Chăm sóc ở giai đoạn nảy mầm



- Trong giai đoạn này, bạn cần hòa phân với nước để tưới cho cây. Mỗi ngày chỉ nên tưới 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối.
- Khi tưới, bạn nên hòa dinh dưỡng vào nước theo tỉ lệ 1ml dinh dưỡng và 0.5 lít nước.
- Tưới dinh dưỡng xong, tưới thêm một lần bằng nước sạch.


2. Chăm sóc trong giai đoạn cây được 3 đến 4 lá đến khi trưởng thành





- Khi cây được từ 3 đến 4 lá thì nhổ hết ra, rồi làm phẳng đất.
- Chọn những cây khỏe mạnh đem đi trồng lại.
- Khoảng cách trồng giữa cách cây là 10x10cm.
- Nếu là rau non thì nên trồng theo hàng, mỗi hàng cách nhau 10cm, cây cách cây 3cm.

- Tiếp tục tưới nước và dinh dưỡng cho cây thường xuyên

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm về kỹ thuật trồng cải bẹ mào gà

Wednesday, October 25, 2017

Cách trồng cúc bellis cho ra hoa đẹp và bền

Cúc Bellis là loài hoa nhỏ xíu, xinh xinh, được rất nhiều người yêu thích. Chả thế mà chỉ cần gõ từ khóa “hạt giống cúc bellis” trên google sẽ trả về hàng loạt kết quả tìm kiếm. Nhưng, cách trồng hoa cúc bellis, bạn đã biết chưa? Nếu chưa thì phải đọc ngay bài viết này đi nhé.

Xem thêm: Cách bảo quản và nhân giống hạt hoa hướng dương

1. Điều kiện để hạt giống cúc bellis phát triển tốt




Muốn hạt giống cúc Bellis phát triển tốt thì khi gieo hạt giống cần đặt ở độ sâu 0.5cm, và đặt ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.

Ngoài ra, đất trồng hạt giống cúc bellis phải là đất tơi xốp, thoát nước tốt và có nhiều chất dinh dưỡng, độ PH từ 6.1 đến 7.5.

2. Cách gieo hạt giống cúc bellis


- Nếu gieo hạt giống cúc Bellis ngoài vườn thì nên cày ải đất ở độ sâu khoảng 20cm để khử sạch mầm bệnh, cỏ dại.

- Nếu trồng trong chậu, bạn có thể sử dụng vôi bột để làm sạch đất.

- Gieo hạt giống cúc bellis rải đều lên mặt đất, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng, và sử dụng bình phun sương tưới nhẹ để giữ độ ẩm, giúp hạt giống hoa phát triển tốt.

- Trong quá trình bón phân, bạn có thể tưới phân hóa học NPK theo tỉ lệ 10-10-10 để giúp cây phát triển tốt.

- Khi gieo hạt giống xong nên phủ lên một lớp rơm rạ hoặc trấu dầy khoảng 5cm để duy trì độ ẩm cho đất và hạn chế tối đa sự phát triển của cỏ dại.



3. Bao nhiêu lâu thì hạt giống cúc Bellis nảy mầm, ra hoa


- Chỉ sau từ 7 đến 15 ngày thì hạt giống hoa cúc bellis bắt đầu nảy mầm. Thời điểm ra hoa rực rỡ nhất của cây là cuối mùa xuân đến giữa mùa thu.


Chúc các bạn gieo hạt giống cúc Bellis thành công.

Sunday, October 15, 2017

Các loại rau củ quả phòng chống ung thư

Ung thư là kẻ thù số 1 của loài người. Do vậy, để phòng ngừa tốt căn bệnh quái ác này, bạn không thể bỏ qua các loại rau củ quả dưới đây, chúng có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống bệnh ung thư.

Thực phẩm đầu tiên trong danh sách chính là nước ép mãng cầu xiêm. Loại thực phẩm này có tác dụng rất tuyệt vời trong việc phòng chống bệnh ung thử bởi nó có khả năng tiêu diệt tới 10 bệnh ung thư phổ biến khác nhau như: ung thư tuyến tụy, ung thư vú, ung thư ruột…

>>> Mời bạn xem thêm: các loại hạt giống rau củ quả tốt cho sức khỏe



Loại quả thứ hai mà bạn không thể bỏ qua chính là kiwi. Đây là loại thực phẩm cao cấp, có khả năng ngăn chặn sự hình thành của tế bào ung thư ác tính, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bởi nó có hàm lượng vitamin rất cao.



Lê cũng là thực phẩm được nhiều người ưa thích bởi trong nó có chứa rất nhiều vitamin C, B2, Carotene,.. có khả năng phòng chống bệnh ung thư.



Nước ép của trái nho có chứa một hàm lượng chất oxy hóa cực cao. Đặc biệt trong vỏ nho có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư, làm giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.



Các chuyên gia sức khỏe hàng đầu hiện nay khuyên mọi người nên ăn chuối thường xuyên, nên bổ sung vào bữa ăn phụ hằng ngày.



Trong khoai lang có chứa nhiều protein nên giúp bổ sung và ức chế sự hình thành của tế bào ung thư ruột kết, ung thư trực tràng và những loại bệnh ung thư khác rất phổ biến hiện nay.



Trà xanh luôn là loai thực phẩm có tác dụng tốt, giúp tiêu diệt các tế bào mang bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và có khả năng làm giảm bệnh ung thư xuống thấp nhất.



Mỗi một tuần bạn nên ăn từ 3 đến 4 quả cà chua và 1 đến 2 bữa đậu nành sẽ giúp cơ thể ngăn chặn được bệnh ung thư tiền liệt tuyến.



Những loại rau thuộc họ cải có tác dụng làm sạch phổi, nên nó có khả năng chống lại sự phát triển của bệnh ung thư phổi.





Những thực phẩm có hình dạng mâm xôi có vai trò quan trọng trong việc giảm stress, chống oxy hóa, giảm viêm và hạn chế tối đa sự phát triển và sinh sản của tế bào ung thư.

Tuesday, October 3, 2017

6 bước trồng hành sạch với chi phí 0 đồng

Từ những thứ bỏ đi bạn hãy tận dụng để trồng các loại rau gia vị thông dụng cho bữa ăn hàng ngày của nhà mình mà không cần phải sử dụng đến hạt giốngrau.

1. Chuẩn bị


Trước hết, bạn cần chuẩn bị những thứ như trong hình dưới đây



2. Cách trồng



Bạn cắt phần gốc hành khoảng vài cm, nhớ để cả rễ và trồng.



Tận dụng những lõi giấy vệ sinh mang cắt một nửa rồi ghép lại thành một chiếc hộp hình trụ.



Tiếp đến bạn cho đất trồng vào các lõi giấy rồi đặt cuống hành vào giữa. Nhớ phải đặt sâu để cây có thể ra nhánh lá mới.



Chỉ một vài ngày sau, lá sẽ nhú ra. Bạn nên mang hành ra tưới nước hoặc có thể trồng ở ngoài vườn tùy ý muốn của bạn.



Những cây hành này đã được trồng khoảng một tuần. Trong quá trình thu hoạch bạn nên cắt phần lá và phần gốc phải giữ nguyên để có thể tiếp tục sử dụng được đợt sau.




Khi trồng hành nên tưới nước vừa đủ để có thể đảm bảo được độ ẩm thường xuyên, sau đó đặt chậu hành ở gần cửa sổ, nơi có nhiều ánh nắng.

Friday, September 29, 2017

Tuyệt chiêu trồng rau muống bằng cành cho những người lười gieo hạt

Rau muống là loài rau đặc trưng của mùa hè, bên cạnh trồng bằng cách gieo hạt giống thì bạn có thể trồng rau muống bằng cành khá đơn giản nhưng lại nhanh được thu hoạch.

Trước hết, cần chọn những cành rau muống bánh tẻ, khỏe mạnh và trồng trên đất có nhiều phân bón, chất xơ, xơ dừa, trấu để rau phát triển tốt






Sau đó cắm cành xuống đất và đặt phần gốc dưới độ sâu khoảng 5cm, phía trên dài từ 10 đến 20cm. Trong quá trình trồng nhớ thường xuyên tưới nước để cung cấp độ ẩm cần thiết cho rau. Khi rau không còn héo nữa thì đặt chậu ra nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.

Muốn cây nhanh phát triển thì bạn có thể tưới thêm nước tiểu pha loãng, hoặc nước gạo sẽ giúp cây có nhiều chất dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình ra rễ.



Muống là loại cây ưa nhiều nắng, do đó khi trồng cần chọn những nhưng có nhiều ánh sáng để cây phát triển nhanh và hạn chế bị sâu bệnh. Muốn rau nhanh thu hoạch thì cần chú ý tưới rau thường xuyên vào sáng và chiều. Khi tưới cần tưới một lượng nước vừa đủ để rau luôn xanh tốt.


Ưu điểm của rau muống là khi trồng có thể thu hoạch được nhiều lứa. Chính vì vậy mà cần chọn thời điểm thích hợp để thu hoạch. Khi ngọn rau xanh tốt thì nên thu hoạch ngay, không nên để quá lâu ngày khiến cây bị già cỗi. Khi hái thì cần cắt sát gốc để cây mọc mầm mới.

Wednesday, August 23, 2017

Vì ham hố trồng rau, nhà đẹp biến thành kho đồng nát

Từ phòng khách, giếng trời cho tới hành lang trong nhà chị Lan (quận Cầu Giấy) đều có hộp xốp, xô nhựa hay bao đất, trấu...


Gia đình anh Toàn, chị Lan sống trong ngôi nhà 4 tầng ở quận Cầu Giấy (Hà Nội). Đã 3 năm nay, gia đình không phải mua rau ngoài vì có một vườn rau xanh tốt trên sân thượng. Mỗi khi chị đưa hình ảnh khu vườn hay những đợt rau trái mới thu hoạch, ai cũng phải trầm trồ.

Tuy nhiên, tới thăm nhà anh chị, nhiều người phát hoảng vì ngay từ tầng một đã thấy chất đủ thứ đồ liên quan tới rau. Khoảng sân nhỏ trước nhà chình ình một chiếc thùng nhựa lớn để dành làm tháp trồng cây, với đủ loại xô nhựa bỏ đi chồng chất lên nhau.

Phòng khách và bếp được bố trí liên thông, không có vách ngăn. Tận dụng mọi khoảng trống, chủ nhà xếp đầy chai nhựa, dây thép, lưới đen (che nắng), các thanh sắt... Bộ bàn ghế ở giếng trời được dẹp gọn để lấy chỗ cất thùng xốp, làm cho tiểu cảnh cây xanh, đá sỏi được bố trí ở đây bỗng trở nên lạc lõng.

nha-dep-4-tang-bien-thanh-kho-dong-nat-vi-gia-chu-ham-chat-do-trong-rau

Những chiếc thùng xốp rỗng - được chị Lan mua rẻ với giá 5-10 nghìn đồng - chất đống trong các góc nhà, chờ khi cần dùng tới. Mỗi dịp về quê, chị Lan lại bảo chồng tranh thủ vơ ít trấu cho vào bao tải đem về để dành trộn đất. Đất phù sa cũng được anh chị mua cả chục bao dự trữ, nằm rải rác ở các chiếu nghỉ, hành lang các tầng.

Quyết tâm trồng rau sạch với số tiền ít nhất, anh chị tận dụng cả đồ phế thải của hàng xóm, từ thùng, xô chậu đến các dây cáp bỏ ngoài phố để đan lưới làm giàn.

Nhờ tích góp, tự đi xin đồ rẻ, anh Toàn, chị Lan tiết kiệm được khá nhiều tiền. Tuy nhiên, tích trữ nhiều nhưng không dùng ngay nên dần dần mọi ngóc ngách trong nhà đều trở thành bãi tập kết.

Những món đồ tận dụng cũng thường không có độ bền cao. Sau một năm sử dụng, hộp xốp bắt đầu dính bùn đất trông rất lem nhem hoặc nứt vỡ. Khi muốn sắp xếp vườn cho gọn gàng, anh chị cũng vất vả hơn vì hộp xốp mỏng manh nhưng lại chứa rất nhiều đất, dễ vỡ.

Nhà nhiều đồ nên cũng bắt đầu xuất hiện chuột, gián làm tổ. Con cái khuyên mãi, chị Lan mới quyết định lên mạng rao tặng bớt hộp xốp, bao trấu... 

Cũng như nhà chị Lan, một số gia đình ở thành phố vẫn còn bị ảnh hưởng bởi thói quen tích trữ những thứ nhặt nhạnh rẻ tiền dù chưa chắc đã dùng tới. Ngoài ra, hầu hết các hộ thường không có nhà kho nên mọi không gian trống đều bị biến thành chỗ bày đồ, khiến nơi ở trở nên lộn xộn.