Wednesday, August 23, 2017

Vì ham hố trồng rau, nhà đẹp biến thành kho đồng nát

Từ phòng khách, giếng trời cho tới hành lang trong nhà chị Lan (quận Cầu Giấy) đều có hộp xốp, xô nhựa hay bao đất, trấu...


Gia đình anh Toàn, chị Lan sống trong ngôi nhà 4 tầng ở quận Cầu Giấy (Hà Nội). Đã 3 năm nay, gia đình không phải mua rau ngoài vì có một vườn rau xanh tốt trên sân thượng. Mỗi khi chị đưa hình ảnh khu vườn hay những đợt rau trái mới thu hoạch, ai cũng phải trầm trồ.

Tuy nhiên, tới thăm nhà anh chị, nhiều người phát hoảng vì ngay từ tầng một đã thấy chất đủ thứ đồ liên quan tới rau. Khoảng sân nhỏ trước nhà chình ình một chiếc thùng nhựa lớn để dành làm tháp trồng cây, với đủ loại xô nhựa bỏ đi chồng chất lên nhau.

Phòng khách và bếp được bố trí liên thông, không có vách ngăn. Tận dụng mọi khoảng trống, chủ nhà xếp đầy chai nhựa, dây thép, lưới đen (che nắng), các thanh sắt... Bộ bàn ghế ở giếng trời được dẹp gọn để lấy chỗ cất thùng xốp, làm cho tiểu cảnh cây xanh, đá sỏi được bố trí ở đây bỗng trở nên lạc lõng.

nha-dep-4-tang-bien-thanh-kho-dong-nat-vi-gia-chu-ham-chat-do-trong-rau

Những chiếc thùng xốp rỗng - được chị Lan mua rẻ với giá 5-10 nghìn đồng - chất đống trong các góc nhà, chờ khi cần dùng tới. Mỗi dịp về quê, chị Lan lại bảo chồng tranh thủ vơ ít trấu cho vào bao tải đem về để dành trộn đất. Đất phù sa cũng được anh chị mua cả chục bao dự trữ, nằm rải rác ở các chiếu nghỉ, hành lang các tầng.

Quyết tâm trồng rau sạch với số tiền ít nhất, anh chị tận dụng cả đồ phế thải của hàng xóm, từ thùng, xô chậu đến các dây cáp bỏ ngoài phố để đan lưới làm giàn.

Nhờ tích góp, tự đi xin đồ rẻ, anh Toàn, chị Lan tiết kiệm được khá nhiều tiền. Tuy nhiên, tích trữ nhiều nhưng không dùng ngay nên dần dần mọi ngóc ngách trong nhà đều trở thành bãi tập kết.

Những món đồ tận dụng cũng thường không có độ bền cao. Sau một năm sử dụng, hộp xốp bắt đầu dính bùn đất trông rất lem nhem hoặc nứt vỡ. Khi muốn sắp xếp vườn cho gọn gàng, anh chị cũng vất vả hơn vì hộp xốp mỏng manh nhưng lại chứa rất nhiều đất, dễ vỡ.

Nhà nhiều đồ nên cũng bắt đầu xuất hiện chuột, gián làm tổ. Con cái khuyên mãi, chị Lan mới quyết định lên mạng rao tặng bớt hộp xốp, bao trấu... 

Cũng như nhà chị Lan, một số gia đình ở thành phố vẫn còn bị ảnh hưởng bởi thói quen tích trữ những thứ nhặt nhạnh rẻ tiền dù chưa chắc đã dùng tới. Ngoài ra, hầu hết các hộ thường không có nhà kho nên mọi không gian trống đều bị biến thành chỗ bày đồ, khiến nơi ở trở nên lộn xộn.


Tuesday, August 15, 2017

Phát sốt với chiếc tủ mini trồng rau không cần phải chăm bón

Chiếc tủ mini trồng rau này rất phù hợp với những người muốn ăn rau sạch, rau an toàn nhưng lại lười trồng rau, hoặc lười đi siêu thị.

Theo đó, chiếc nông trại thu nhỏ này sẽ giúp bạn trồng rau ngay trong nhà bếp. Thiết bị rất phù hợp với những gia đình không có vườn hoặc diện tích nhỏ.

Chiếc tủ mini được sáng tạo bởi Ruwan Subasinghe với mong muốn rất cao thượng rằng ai cũng có thể có rau sạch để ăn.

Cách sử dụng thiết bị cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần đổ đầy nước vào khay, sau đó đặt miếng hạt giống lên trên khay nước và lựa chọn thời gian trồng cho phù hợp với từng loại cây. Thường trồng húng quế sẽ mất khoảng 3 tuần, xà lách mất tầm 4 tuần.

Chiếc tủ có thiết kế nhỏ gọn và bạn có thể đặt nó ở bất cứ vị trí nào mong muốn. Thiết bị có giá khoảng 8 triệu tiền Việt



Monday, August 14, 2017

Kinh hoàng trước ruộng rau xanh muốt nhờ nước thải đen kịt tại Hà Nội

Nếu như vẫn còn giữ thói quen mua rau ở chợ thì bạn sẽ thay đổi ngay sau khi đọc bài viết này. Hàng loạt các loại rau từ rau lang, rau muống,… được trồng tại một thửa ruộng rộng lớn có chứa nước thải đen kịt, hôi thối ở thôn Trung Văn, xã Trung Liệt, Thanh Trì, Hà Nội trước khi thu hoạch mang đi bán ở Thủ Đô.



Đây chính là ruộng rau ở thôn Trung Văn, rau tại đây được trồng bằng phương pháp thủy canh nhưng lại không sạch bởi nguồn nước chính là nước thải của dân cư xung quanh nên bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.



Những luống rau vẫn xanh tốt mơn mởn cạnh con mương có nước thải đen kịt.



Dưới lớp váng bèo thơ mộng này chính là nguồn nước thải đang rất ô nhiễm.




Bạn có cảm giác gì khi nhìn những hình ảnh này? Nước thải của khu dân cư theo mương dẫn thẳng xuống ruộng, ứ đọng lâu ngày nên bị nổi váng, sủi bọt và bốc mùi hôi thối.



Đây là đoạn mương nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng nó là nguồn sống của những ngọn rau xanh mởn mởn.



Thuyền rau rút đang rẽ lớp váng bèo mở ra mặt nước đen kịt, sau đó sẽ ung dung đi tiêu thị ở các nơi.



Thậm chí các loại rau trồng trên cạn cũng được tưới bằng loại nước này.



Có ai ngờ rằng những ruộng rau xanh mướt này được tưới bằng nước thải?



Những mớ cải xoong anh mướt trên các thửa ruộng ngập ngụa rác thải xung quanh.



Ruộng rau xanh mướt phủ trên dòng nước ô nhiễm



Bạn có dám ăn rau ngoài chợ khi nhìn những hình ảnh này?





Và rau sau khi được thu hoạch sẽ mang thẳng đi bán mà không thông qua bất kỳ một khâu vệ sinh hoặc kiểm định nào…

Monday, August 7, 2017

Làm thế nào để tăng năng suất cho đậu Hà Lan

Muốn đậu Hà Lan cho năng suất cao cần có một kỹ thuật trồng khoa học, và thời điểm trồng hợp lý, đúng vụ.


Thời điểm thích hợp nhất để trồng đậu Hà Lan là từ mùng 5/10 đến mùng 5/11, theo đó thời gian thu hoạch sẽ là từ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau. Trong trường hợp bạn gieo hạt giống quá muộn thì sẽ bị bệnh phấn trắng, làm ảnh hưởng nặng nề đến năng suất của đậu.

Ưu điểm của đậu Hà Lan là có thể phát triển tốt trên mọi loại đất khác nhau, từ đất sét nặng đến đất nhiều mùn hoặc đất sét nhiều mùn, độ PH tốt nhất là từ 5.5 đến 7.0, còn nếu PH dưới 5.5 thì cần phải bón vôi từ 10 đến 15kg vôi bột/ sào.



Khi làm luống cần lên luống rộng 1m, cao từ 20 đến 30cm. Những loại giống cao cây, phân cành mạnh thì gieo thư hơn loại giống lùn hoặc bám leo. Khoảng cách giữa các hàng là từ 60 đến 65cm, các cây cách nhau từ 18 đến 20cm và mật độ là 80.000 – 85.000 cây/ha.

Phân bón cho 1ha gieo hạt giống đậu Hà Lan là từ 5 đến 20 tấn phân chuồng hoai mục, 90 - 100kg N, 60 - 90kg P2O5, 100 - 120kg K2O. Khi bón lót toàn bộ bằng phân chuồng, phân lân và 1/3 lượng kali. Tiếp đến, mang chỗ phân này vào rãnh và mang trộn đều với đất ở độ sâu từ 15 đến 20cm. Nếu bạn gieo hạt vào mùa khô thì bón lót khoảng 1.4 tổng lượng đạm.

>>> Mời bạn tham khảo: mua hạt giống rau ở đâu hà nội

Mật độ bón thúc cho cây là cứ 2 đến 3 lần tùy vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Lần bón thúc thứ nhất là sau khi cây mọc được 15 ngày, lần thứ 2 là sau khi cây mọc được 25 đến 30 ngày, lần thứ 3 là khi cây ra hoa rộ và quả non. Khi bón cây bạn có thể bón ở thể dung dịch hoặc bón dưới dạng khô, viên. Mỗi lần bón cần chia đều số lượng phân còn lại cho những lần bón thúc.

Khi tưới vào gốc cây nên hòa tan đạm trong nước với nồng độ từ 1 đến 2%. Trong trường hợp bạn bón phân dạng khô thì sử dụng dầm hoặc xén, que đào gốc sâu từ 5 đến 7cm giữa hai cây, tiếp đến bón phân đạm rồi lấp đất lên. Trong quá trình bón phân cần phải tưới nước một cách kịp thời để phân được hòa tan vì nếu thiếu nước sẽ dẫn tới tình trạng nồng độ dung dịch trong đất cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của rễ.

Một điểm lưu ý nữa khi bón phân là chú ý đến mục đích sử dụng. Nếu mục đích trồng đậu Hà Lan của bạn là để lấy quả non thì chỉ cần bón một lượng phân vừa phải, còn nếu trồng để lấy hạt giống hoặc sử dụng hạt khô thì cần phải tích cực bón phân.

Làm cỏ, xới, vun 3 lần kết hợp với 3 lần bón thúc. Đối với những giống Hà Lan leo, cần phải làm dàn để cây leo, nếu không năng suất sẽ bị giảm nghiêm trọng.


Đậu Hà Lan yêu cầu luân canh triệt để với cây trồng khác họ, tốt nhất là với cây lương thực để tránh sâu bệnh và cải tạo đất. Bố trí công thức luân canh hợp lý còn có thể sử dụng đất đai một cách hiệu quả, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.